Cafe sạch là gì?

Cafe sạch là gì?

 Nhắc đến Tây Nguyên – mảnh đất đầy nắng, người ta sẽ nhớ ngay đến những hạt cà phê chắc mẩy, những tách cà phê đậm đà màu đen sóng sánh. Đó chính là điều làm nên thương hiệu cà phê Tây Nguyên – thương hiệu cafe sạch. Có bao giờ bạn hỏi: Cafe sạch là gì? Có phải chỉ đơn giản là cà phê không lẫn “bụi đất ruộng đồng”? Câu trả lời đầy đủ sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm cà phê sạch

 Cafe sạch được chế biến từ các hạt cà phê tự nhiên, không pha tạp, không độn chất.

Hiện nay, nhan nhản các loại, các gói cà phê được bày bán ngoài chợ, đâu đâu người ta cũng mời chào nhau “Mua cà phê sạch đi cô!”, “Cà phê này nhà chị là cà phê sạch đó em”,… Người mua nào không rành rỏi thì cho qua, người nào tinh ý sẽ hỏi lại để xem phản ứng của chủ quán thế nào: “Cà phê sạch là gì? Cà phê sạch là không có dính đất bụi à?”. Hầu hết những người bán hàng đều nhận định cà phê của họ “sạch”. Nhưng đâu là tiêu chuẩn cho câu hỏi cafe sạch là gì?

Đâu là tiêu chuẩn cho câu hỏi: Cà phê sạch là gì?

Trước hết, cà phê sạch phải là cà phê được chế biến từ các hạt cà phê tự nhiên.  Nếu như vào tháng Một (dương lịch) hàng năm, những bông hoa cà phê trắng muốt đua nhau nở rộ chuẩn bị đợt ra quả mới thì cách đó chỉ vài chục ngày, những chùm cà phê tươi rói, đỏ rực đã đang vào mùa thu hoạch. Hạt cà phê tròn đều, chắc mẩy được người dân Tây Nguyên tuốt tay bận rộn sau đó sẽ được chuyển tiếp vào công đoạn chế biến.

Tuy nhiên không phải năm nào, mùa ra hoa nào cũng là thuận lợi. Nếu được thời tiết ủng hộ, chất lượng hạt sẽ đồng đều và sản lượng sẽ lớn. Nếu thiếu mưa hoặc mưa to không đúng lúc cây ra hoa, thì cà phê sẽ mất mùa vì hoa đã rụng khi chưa kịp đậu quả. Chính vì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sản lượng cà phê không cố định qua các năm nên giá cà phê cũng không hẳn là rẻ. Nhiều cơ sở, xưởng sản xuất đã lợi dụng điều này để quên mất khái niệm “cafe sạch là gì” và đưa ra thị trường những sản phẩm cà phê có pha tạp các chất khác như: ngô rang cháy, đậu rang cháy hoặc gạo rang cháy,… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu cafe sạch khác cũng như sức khỏe của chính người tiêu dùng.

 2. Quy trình sản xuất đủ tiêu chuẩn, chuyên nghiệp

 “Cafe sạch là gì” ư? Nó còn là quy trình sản xuất với đầy đủ các tiêu chuẩn và sự chuyên nghiệp.

Hạt cà phê tươi ngay trước khi được đưa về chế biến thành bột cà phê

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lương thực thế giới FAO thì cafe sạch không chỉ là sản phẩm không chứa dư lượng hóa chất, nấm mốc gây độc hại, đảm bảo được sự an toàn cho người trồng cũng như người tiêu dùng cà phê mà nó còn phải được sản xuất sao cho không gây ra bất kì đe dọa nào tới môi trường tự nhiên. Quy trình sản xuất cafe sau đây cũng sẽ bật mí ngay cho bạn biết được cafe sạch là gì?

Bước 1: Chọn cà phê có nhân đạt chất lượng. Ở bước này, người ta sẽ loại bỏ những hạt bị thối, đen, mốc, khuyết tật để tăng chất lượng ở sản phẩm cuối cùng. Hệ thống 5 lưới cũng được sử dụng để phân loại kích thước hạt từ đó giúp quá trình rang trở nên dễ dàng hơn.

Bước 2 là xử lý nguyên liệu. Có 2 phương pháp xử lý nguyên liệu mà người dân trồng cà phê thường sử dụng, đó là xử lý bằng dung môi hữu cơ và xử lý bằng nước.

Hạt cà phê được rang đều và ngả màu đặc trưng

Bước 3: Người ta sẽ rang cà phê. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định hương vị của cà phê sau này. Người thưởng thức thường có gu dùng cà phê tương ứng với 3 loại rang: rang nhạt, rang vừa và rang đậm.

Tiếp theo sẽ là giai đoạn làm nguội. Hạt cà phê sau khi rang phải được làm nguội một cách nhanh nhất để giữ lại được hương vị tự nhiên sẵn có của nó. Để làm được điều này, người ta dùng hệ thống quạt gió làm mát hạt cà phê để hạt bị cháy thêm làm mất đi hương thơm nguyên chất.

Xay cà phê là chính là công đoạn thứ 5. Những hạt cà phê được đưa vào hệ thống máy xay, và cắt thành những mảnh thật nhỏ đều nhau về kích thước.

Cà phê sau khi đã được nghiền đều trong quá trình đi trả lời câu hỏi “cafe sạch là gì”

Cà phê rất dễ bị oxy hóa và mất hương thơm vì thế mà người ta phải đóng gói thật cẩn thận. Tránh để cà phê tiếp xúc với không khí. Chính ở công đoạn này, nhiều xưởng sản xuất chấp nhận bỏ qua khái niệm “cafe sạch là gì” để thêm vào những chất tạo hương cũng như những chất bảo quản nhằm lưu giữ cà phê được lâu.

Công đoạn thứ 7 – công đoạn cuối cùng là bảo quản. Thông thường, những người tham gia chế biến hạt cà phê cho rằng: hạt và bột cafe ngon nhất là sau 7 tháng kể từ ngày rang và đóng gói.

3. Cafe sạch có mùi vị rất đặc trưng

 Câu hỏi “Café sạch là gì?” còn được tiết lộ ở mùi hương và vị của nó. Bởi lẽ, hương thơm tự nhiên của cafe sạch sẽ không dào dạt mà chỉ là phảng phất. Sau khoảng 10 phút từ khi pha chế, mùi thơm của những giọt cà phê sẽ giảm đi rất nhiều.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên để thu được lợi nhuận cao, nhiều cơ sở sản xuất đã hút người tiêu dùng bằng cách trộn thêm không ít hóa chất và tạp chất vào sản phẩm  cuối cùng. Họ thường để giá ở mức thấp hơn giá thị trường và giơ cao khẩu hiệu “chất lượng không đổi”.

Ngoài ra, nhiều loại cà phê đang lưu thông trên thị trường (đặc biệt là cà phê pha phin) đều được các xưởng tư nhân này trộn lẫn hóa chất, tạp chất nguy hiểm như hạt cau rang, chất ký ninh, caramel, chất cầm hương gelatin, nước mắm nhĩ…

Hiện nay “Cà phê sạch” trên thị trường  thường bị trà trộn bởi “cà phê bẩn”

Chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ví như: Gelatin thường không được dùng cho thực phẩm bởi có chứa rất nhiều chất bảo quản. Chất ký ninh ký ninh được sử dụng phổ biến trong cà phê ở mức 0,06 – 0,08g/kg thành phẩm (0,0015 – 0,002g cho một phin hoặc tách). Dù mức độ cho phép là thế nhưng đối với việc uống cà phê lâu dài, người tiêu dùng sẽ bị mắc phải cinchonism (tức ngộ độc ký ninh) với các triệu chứng phổ biến như: dị ứng trên da, chóng mặt, ù tai, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng khác đi kèm.

Khi bạn pha cà phê có chứa nhiều hóa chất và tạp chất, bạn sẽ ngửi thấy rõ các mùi vị của hóa chất. Nếu uống vào sẽ có cảm giác nôn nao trong người, tim đập mạnh hơn. Chúng ta thường lầm tưởng đây là biểu hiện kích thích trí não mà cafe mang lại nhưng hoàn toàn không phải. Hầu hết các tạp chất, hóa chất này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng cũng được bày bán rất nhiều tại chợ Kim Biên và các khu chợ khác ở Việt Nam. Mặt khác chúng còn được coi là những nguyên nhân hàng đầu làm mai một đi đạo đức nghề nghiệp “cà phê sạch là gì”.

Cà phê sạch không có mùi thơm ngào ngạt mà là mùi hương phảng phất

Cà phê sạch là gì (cafe sạch là gì) đều là câu hỏi mà những người nghiền cà phê hoặc những người ưa thích cà phê tìm hiểu ngay từ những ngày đầu tiếp xúc. Không phải ai cũng biết được quy trình cho ra những tách cà phê thơm lừng đậm đà. Cũng không phải ai cũng biết những chất bảo quản của “cà phê bẩn” có nguy hại tới sức khỏe đến nhường nào.

Hy vọng, những thông tin trong bài viết đã giúp bạn và những người mới chập chững tìm hiểu về cà phê định hình và trả lời được câu hỏi: “Cafe sạch là gì”. Đừng quên ghé caphechonlegend.com để chọn lựa và đem về những hộp cà phê hảo hạng và ngon nhất bạn nhé!

Nguồn:http://caphechonlegend.com/